Saturday, 20/04/2024 - 07:27|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Nguyễn Quốc Ân

Tiếp bước Anh hùng Nguyễn Quốc Ân

QĐND - Cách đây hơn 60 năm, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... là vùng tạm chiếm của thực dân Pháp. Chúng lập ra chính phủ bù nhìn và tăng cường bắt lính. Năm 1951, Nguyễn Quốc Ân đang là học sinh Trường cấp II thị xã Hưng Yên...

“Trường của em mang tên anh Nguyễn Quốc Ân. Người học sinh năm xưa bất khuất, trước mũi súng quân thù không khuất phục. Anh đã hy sinh trên dòng nước quê hương...”. Gần 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THCS Nguyễn Quốc Ân (phường Quang Trung, TP Hưng Yên, Hưng Yên) vẫn truyền nhau bài hát “Trường em mang tên anh Nguyễn Quốc Ân” để ngợi ca tấm gương hy sinh anh dũng của người con quê hương Hưng Yên trung dũng.

Cách đây hơn 60 năm, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... là vùng tạm chiếm của thực dân Pháp. Chúng lập ra chính phủ bù nhìn và tăng cường bắt lính. Năm 1951, Nguyễn Quốc Ân đang là học sinh Trường cấp II thị xã Hưng Yên. Một buổi học, khi buộc phải viết bài tập làm văn do tên việt gian Chu Duy Khánh, Hiệu trưởng nhà trường ra đề bài: “Em hãy kể những công lao của Chính phủ Quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo và so sánh với Chính phủ Việt Minh của Cụ Hồ”, Nguyễn Quốc Ân cầm bút viết một mạch ca ngợi Cách mạng Tháng Tám, ca ngợi bộ đội dũng cảm tiêu diệt giặc ngoại xâm; rất mực tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ kháng chiến, đồng thời lên án bọn tay sai bán nước.

 

 Học sinh Trường THCS Nguyễn Quốc Ân tham quan Phòng truyền thống của nhà trường.

Ngay sau đó, Chu Duy Khánh đi báo mật thám bắt Nguyễn Quốc Ân, tra tấn dã man đồng thời dụ dỗ thanh niên này ca tụng chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Thế nhưng, Quốc Ân kiên quyết không nghe. Bọn mật thám đã đưa anh đi thủ tiêu, mổ bụng anh rồi vứt xác xuống sông. Nhớ lại ngày tháng đó, bà Nguyễn Thị Yên, 88 tuổi, chị dâu của liệt sĩ Nguyễn Quốc Ân rưng rưng: “Khi biết tin chúng giết em Ân, tôi và anh Ngọc (anh trai của Nguyễn Quốc Ân) lúc đó đang dạy học ở vùng tự do đã về ngay và phối hợp với người dân địa phương tìm xác em. Sau này, hài cốt em được quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ phường Hiến Nam”.

 

Sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Quốc Ân là tấm gương sáng về lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần bất khuất, góp phần thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của học sinh, sinh viên vì độc lập, tự do của dân tộc. Xúc động trước tinh thần và ý chí của học sinh Nguyễn Quốc Ân, ngày 9-1-1952, trên báo “Cứu quốc”, Bác Hồ (ký bút danh Đ.X) đã viết bài “Thanh niên oanh liệt”, trong đó có đoạn: “Sử xanh dài để tiếng thơm những người trung nghĩa thà chết chứ không chịu khuất giặc (các cụ ta thường nhắc chuyện ông Văn Thiên Tường, người Trung Quốc). Em Ân chỉ là một học sinh tuổi trẻ mà chí không kém ông Văn Thiên Tường. Một dân tộc có con cháu như vậy là một dân tộc chắc chắn thắng lợi”.

Để tỏ lòng biết ơn Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Quốc Ân, năm 1968, ngôi trường cấp II tại thị xã Hưng Yên (nay là TP Hưng Yên) được mang tên Nguyễn Quốc Ân. Tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh đã vượt qua nhiều thử thách, xây dựng nhà trường phát triển toàn diện. Năm 2002, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, trường có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn (70% vượt chuẩn). Các giáo viên được cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp đều đạt giải. Nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh. Năm học 2014-2015, đánh giá về chất lượng đào tạo, trường đứng thứ 14 trên tổng số 172 trường THCS trong toàn tỉnh.

Cô Đỗ Thị Nguyện, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Quốc Ân, chia sẻ: “Không chỉ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính khóa, nhà trường còn đẩy mạnh giáo dục truyền thống..., nhằm khơi dậy lòng tự hào, cỗ vũ các em học sinh ra sức học tập, rèn luyện tiến bộ”.

THU THỦY

Tác giả: THU THỦY
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 5
Tháng 04 : 64
Năm 2024 : 1.765